Nghĩ về quản trị doanh nghiệp theo chữ “Đạo”

Tác giả

Chuyên mục:

spot_img

Hiện nay, bên cạnh các phúc lợi về vật chất, có nhiều chủ doanh nghiệp tìm đến giải pháp tinh thần nhằm giúp chính mình và nhân viên cảm thấy hạnh phúc, luôn ổn định về tinh thần để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc của được giao. Phương pháp quản trị này còn được biết với tên gọi là quản trị theo chữ “Đạo”.

Một bài viết của tác giả Nguyễn An Nam với tựa đề “Doanh nhân loay hoay chữa lành” đề cập đến thực trạng nhiều doanh nhân đi tìm những khóa tu ở xa thành thị để chữa trị các “stress” hay sang chấn tâm lý gây ra do công việc kinh doanh nhiều trắc trở. Điều này có vẻ mâu thuẫn vì đối với nhiều người thế giới của doanh nhân là thế giới đầy cạnh tranh, lợi nhuận và rủi ro, có vẻ khó có thể hòa quyện với giáo lý thanh tịnh của Phật pháp. Thật ra, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Phật pháp hay tôn giáo nói chung đều có thể cung cấp cho doanh nhân những nguyên tắc quản lý và lãnh đạo hiệu quả, đồng thời giúp họ tìm kiếm sự hòa hợp giữa công việc và cuộc sống.

Một khóa thiền tại Tu viện Khánh An

Đức Phật có giảng kinh rằng: “Mới học nghề nghiệp khéo – Tìm cách gom tài vật – Được tài vật kia rồi – Phải nên phân làm bốn – Một phần tự nuôi thân – Hai phần cho doanh nghiệp – Phần còn lại để dành – Nghĩ đến người thiếu thốn – Người kinh doanh sự nghiệp, … Phương tiện tạo mọi thứ – An lạc sống suốt đời”. Và trong giáo lý của Thiên chúa giáo cũng hàm chứa nhiều lời chỉ dẫn cho nhà kinh doanh như: “Đừng thu tích của cải trần gian cho mình mà hãy lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa. Cái làm cho chúng ta giàu có trước mặt Thiên Chúa không phải là chúng ta có gì hoặc là làm gì, nhưng chúng ta là gì”; “Hãy dùng tiền bạc để mua lấy bạn hữu, hầu sau này họ sẽ đưa anh em về nơi an nghỉ đời đời.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là công việc có sức ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Nhờ sản xuất, kinh doanh mà lợi nhuận có doanh nghiệp sẽ tích lũy thành tài sản bền vững, tái đầu tư để phát triển, được sử dụng vì mục đích nhân đạo. Đó là những việc làm chính đáng của doanh nghiệp và cũng là mong muốn của Tôn giáo đối với tha nhân. Năm 2013, lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB) đã mời cố thiền sư Thích Nhất Hạnh nói chuyện về đề tài “Cải thiện chất lượng sống và công việc”. Ở buổi giảng ấy, thiền sư đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc kết nối sợi dây liên lạc giữa các đồng sự trong công ty, không phải bằng quyền lực, uy quyền hay phần giá trị thù lao mà bằng nụ cười, lời khen và những cái vỗ vai đầy thương mến.

Thực tế là sau khi trải qua đại dịch Covid-19, nhiều chủ doanh nghiệp đã xác thực rằng chỉ có tình thương, sự thấu hiểu nhau mới giúp công ty cùng nhau đi qua biến cố gian nan này. Người viết có cơ hội trải nghiệm cùng một doanh nghiệp tầm trung với 50 cửa hàng bán lẻ đã đi qua dịch Covid-19. Khi đó người chủ cùng nhân viên đã thực hiện một môi trường công ty là ngôi nhà của nhau. Ở đây họ tập ngồi thiền, cùng nhau gỡ rắc rối với nhau, tham gia các buổi sinh hoạt tinh thần để thúc đẩy việc kinh doanh đúng luật pháp cũng như văn hóa, đạo đức. Sau khi kết thúc đợt dịch căng thẳng, lãnh đạo và nhân viên công ty cùng nhau đến Tu viện Khánh An để xin pháp thoại chuyển hóa của các Thầy ở đây. Và từ đó đến nay hầu như nhân viên ở đây đều thương nhau như anh chị em trong nhà, cùng chia sẽ và thúc đẩy nhau trong công việc lẫn cá nhân.

Bên cạnh đó, dưới tác động của kinh tế thị trường, các doanh nhân, doanh nghiệp rất dễ sa chân vào lợi ích cá nhân mà quên đi các giá trị văn hóa đạo đức, luật pháp và thậm chí gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các nhà kinh doanh chân chính. Qua đó, tác động tiêu cực đến sự phát triển chung của toàn xã hội. Chẳng hạn như khi dùng thủ thuật lừa dối khách hàng để bán được sản phẩm kém chất lượng, sớm muộn gì khách hàng cũng nhận ra mình bị lừa nên sẽ không quay lại và còn lôi kéo người khác cùng tẩy chay sản phẩm.

Doanh nhân kinh doanh dựa trên các lợi thế về quan hệ với quan chức có quyền lực để được hưởng đặc quyền, đặc lợi kinh doanh đứng trên pháp luật thì khi quan chức đó không còn tại vị hay bị “hạ bệ”, sự nghiệp của doanh nhân cũng tan biến theo. Doanh nhân giỏi luồn lách để thông quan sản phẩm bị cấm, tung ra thị trường những sản phẩm không đạt chuẩn theo quy định, chẳng chóng thì chầy cũng bị phát hiện… Do đó, rất cần chữ “Đạo” trong quản trị và trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây “Đạo” trong đạo đức kinh doanh, “Đạo” chính trực của doanh nhân.

Đến đây tôi bỗng nhớ lời của vị thầy trong khóa tu nói rằng: “Trong xã hội hiện đại này, quý vị tiếp thu những kiến thức phát triển quá nhiều mà quên mất đi cái truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam chúng ta. Cái truyền thống ấy thể hiện qua câu: “Một hòn chẳng đắp nên non – Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn”. Cái truyền thống của ông cha như vậy nên lấy mà ứng dụng vào, mà phát huy, đừng nên vì lợi ích nhỏ mà quên rằng “chân kiềng” có 3 chân mới đỡ nổi cái nồi, cái nồi ấy là thành quả chung chứ không phải của chủ doanh nghiệp hay một ai khác trong công ty”…

Kiên Cương

Đọc thêm:

Bài viết liên quan:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here